Du Học Nước Ngoài: Một Số Cạm Bẫy Phải Tránh

Học tập trung học phổ thông ở nước ngoài là một giấc mơ đối với nhiều trẻ em Việt Nam. Đối với họ, du học nghĩa là mặc đồng phục thời trang sang chảnh, học tập trong các ngôi trường choáng lộn mà không bị khiển trách bởi giáo viên hoặc phụ huynh, nói tiếng Anh như gió và có bạn học cùng lớp xinh như thiên thần.

Tuy nhiên, cuộc sống của những đứa trẻ Việt Nam đi du học không phải lúc nào cũng như mơ. Nhiều em rơi vào những tình huống khó khăn, thậm chí bị hư hỏng, sa đoạ.

du học nước ngoài cần kiến thức

Chưa kịp chuẩn bị kỹ,  đã quyết định “bay” di

Mười năm trước, đây có thể là giấc mơ xa vời, nhưng hôm nay, Internet kết nối tất cả mọi thứ và thu hẹp tất cả mọi khoảng cách. Cha mẹ người Việt Nam cũng đã thay đổi. Bây giờ họ nghĩ đến việc đưa con đi du học khi họ đang học trung học hoặc ngay cả khi họ bước vào năm đầu tiên của cấp ba, đa số trong lứa tuổi từ 14 đến 16 tuổi.

Nguyễn Ngọc Quang, 21 tuổi, nhớ lại năm năm ở nước ngoài, khi sang Anh du học trung học phổ thông. “Ngoại trừ việc học tiếng Anh ở trường, tôi đã tự nhốt mình trong căn phòng của mình tại nhà của gia đình để chơi trò chơi trực tuyến và nghe nhạc trong những tháng đầu tiên ở Manchester.” Quang không thể nói tiếng Anh nên rất khó thích ứng với cuộc sống mới của mình. “Tôi sợ tất cả mọi thứ và mọi người; đối với tôi,  căn phòng của tôi là nơi an toàn nhất”, mặc dù ở Việt Nam, bạn từng là trung tâm của sự kiện thể thao và các hoạt động xã hội của trường phổ thông mà mình học. Quang ở homestay, nhưng do khác biệt về ngôn ngữ và văn hoá, Quang không cảm nhận được sự quan tâm từ gia đình chủ nhà, những người không có kinh nghiệm với các bạn trẻ. “Thức ăn của họ không phù hợp với khẩu vị của tôi và tôi thường đói, mẹ tôi đôi khi gọi tôi, nhưng tôi không nói gì với mẹ bởi vì bà ấy có lẽ không hiểu, không gì có thể thay đổi”. Sau đó, Quang bắt đầu uống bia và rượu. “Uống rượu khiến tôi không sợ gì cả, tôi thích cảm giác đó.” Bạn ấy bây giờ uống rượu bất cứ khi nào buồn.

du-hoc-my-vuot-qua-rao-can
tránh sa đọa trong cuộc sống du học là điều rất khó

Vương Thu Anh, 20 tuổi, cũng có những kỷ niệm cay đắng của nước Anh bốn năm trước khi sang du học trung học  phổ thông. Cô ở trong khu tập thể  của trường, nhưng rất khó để hòa nhập vào thế giới mới. Ở nhà, mẹ cô chăm sóc mọi thứ, kể cả chuẩn bị quần áo đi học. Sống trong khu tập thể của trường ở Anh, cô ấy phải tự làm tất cả mọi thứ – không có hướng dẫn. “Tôi cảm thấy không thoải mái và cô đơn,” cô nói. “Tôi chỉ muốn về Việt nam, tiếng Anh của tôi không đủ tốt để giao tiếp với những người có nền văn hoá và lối sống khác nhau.” Khi đủ 18 tuổi, cô chuyển đến phòng thuê với bạn bè Việt Nam. Tuy nhiên, cô bị ảnh hưởng bởi thói quen đi đến quán bar qua đêm của những bạn này. “Tôi trở nên hư hơn tôi sống ở Việt Nam với bố mẹ tôi.” Tuy nhiên, Quang và Thu Anh nói rằng họ còn may mắn hơn nhiều so với những người khác bởi vì họ còn có thể kiểm soát tình hình của mình. “Không có heroin, cờ bạc hay hoạt động bất hợp pháp, và tránh quan hệ tình dục”, họ nói. Họ chi tiêu chỉ 600 bảng một tháng (US $ 1,000) thay vì hàng nghìn bảng như bạn bè của họ. Từ kinh nghiệm của mình, Quang và Thục Anh cho rằng nếu cha mẹ có kế hoạch đưa con đi du học ở bậc trung học, họ nên đảm bảo rằng con họ có đủ kỹ năng tiếng Anh giao tiếp và sinh hoạt tối thiểu như nấu ăn, giải quyết các tình huống cơ bản… Và quan trọng là phải được tư vấn tốt trước khi đi du học.

Bẫy việt vị: Cứ đăng ký học trước, các bước khác tính sau.

Một trong những vấn đề với học sinh trung học là họ không phải bao giờ cũng biết mình muốn làm gì. Do đó, nhiều trẻ em rơi vào bẫy “Cứ đăng ký học trước, các bước khác tính sau“.

Bích Vân sang New Zealand du học khoảng cuối năm lớp 8. Em hoàn thành chương trình học của lớp 9 tại Kelston Girls’ College.

Thay vì tiếp tục học lên chương trình high school, Bích Vân chỉ tập trung học tiếng Anh để vào học chương trình dự bị đại học của Auckland ‘Taylors College Auckland Foundation Year’. Em cũng đã hoàn tất chương trình dự bị đại học này, nhưng do một số lý do gia đình em không thể tiếp tục chương trình đại học của Auckland University ở New Zealand.

Trà My trở về VN và tham gia Chương trình đào tạo Lập trình viên CNTT của Aptech (gần 2 năm) nhưng lại nhận thấy chương trình không mang tính chuyên sâu. Em hiện đang muốn tham gia chương trình AAS của Đại học Cộng đồng Houston tại SaigonTech. Tuy nhiên, theo như điều kiện tuyển sinh là “ứng viên phải hoàn tất chương trình trung học phổ thông”  thì em khó có thể đáp ứng được.

Lãnh sự quán New Zealand tại VN chương trình Auckland Foundation Year “tương đương lớp 12”, chứ chưa phải là ‘hoàn tất chương trình trung học phổ thông’.

Như vậy sau 6 năm học ở nước ngoài, Bích Vân vẫn chưa thể có trong tay bằng tốt nghiệp THPT. Một sự lãng phí thời gian và tiền bạc không thể tưởng được.

bản lĩnh và những kinh nghiệm được truyền tải là bài học bổ ích
bản lĩnh và những kinh nghiệm được truyền tải là bài học bổ ích

Điều này đặc biệt đúng đối với các chương trình tín chỉ kép của trường trung học phổ thông tại Mỹ. Nhiều bậc phụ huynh muốn học sinh theo học các lớp cao đẳng trong khi vẫn còn học trung học. Trong một số trường hợp, đây là điều đúng nên làm cho học sinh. Nhưng thật không may, có những trường hợp mà tín chỉ kép thực sự có thể làm hại học sinh.

Phạm Lê Trang, sinh viên trường Cao đẳng cộng đồng Miami đã không được chấp nhận môn học Biology Introduction khi lấy tín chỉ kép ở trường phổ thông trung học vì Trang không trả lời được cho câu hỏi của nhân viên phụ trách nhập học là tại sao bạn lại chọn khóa học này của trường cao đẳng cộng đồng thay vì học môn Introduction to Biology trong chương trình AP ở trường trung học phổ thông của mình. Môn composition II của Trang thì may mà huỷ môn học kịp thời, nhưng không được rút lại học phí  vì huỷ môn học quá trễ. Điều này rất không tốt cho Trang, vì cha mẹ đã phải đóng học phí cho hai môn này, Trang không có thì giờ học các môn học ngoại khoá của trường vì phải tự đến trường cao đẳng cộng đồng học các tín chỉ kép này song song với học chương trình trung học. Vì vậy đơn nhập học đại học cũng không được “đẹp” như của các học sinh khác. Không những thế, điểm C cho môn Introduction to Biology trong bảng điểm cho môn học này cũng làm cho GPA accummulated (điểm trung bình tích luỹ) của Trang không được như ý.

Nguyễn Hoàng Vũ, sinh viên trường Đại học Sam Houston đang có nguy cơ bị đình chỉ học chỉ vì không nhận được các lời khuyên đúng đắn khi đi học trung học phổ thông ở Mỹ. Thay vì học tốt các môn học ở trường trung học phổ thông, các nhân viên tư vấn đã khuyên Vũ đăng ký học chương trình tín chỉ kép. Kết quả lả mặc dù được nhận vào học ở Sam Houston, Vũ học môn Precalculus đã 3 học kỳ mà không đậu. Không những thế, học kỳ Spring 2017 này có khả năng lớn điểm trung bình các môn học sẽ không đạt yêu cầu và phải tạm đình chỉ học trong học kỳ Fall 2017 sắp tới. Lý do là vì Vũ đã được tư vấn đi du học ở một trường trung học phổ thông mà dường như rất có lợi cho em về mặt thời gian (tất cả các tín chỉ học ở trung học phổ thông đều được tính là tín chỉ cao đẳng), có thể rút ngắn 1 năm thời gian học trung học phổ thông. Mẹ của Vũ rất thích chương trình tín dụng kép này và không ngần ngại cho con đi học. Bây giờ tình thế khá nan giải, vì nếu bị đình chỉ học, Vũ sẽ làm gì cho đến học kỳ Mùa Xuân sang năm. Về Việt nam thì không thể (không dám), vì khả năng lấy lại visa F-1 đi học lại gần như là số không vì “thành tích” học tập tệ quá. Ở lại Mỹ thì gia đình hoàn toàn không yên tâm vì có thể “nhàn cư vi bất thiện”. Trang và Vũ đã được các chuyên gia của American Dream tư vấn để khắc phục các lỗi này. Tuy nhiên, các tổn thất về tinh thần và thời gian là không tránh khỏi.

Làm thế nào để tránh những “cạm bẫy” Chưa kịp chuẩn bị kỹ,  đã quyết định “bay” di, hoặc “Cứ đăng ký học trước, các bước khác tính sau“, hoặc những “bẫy” khác mà bạn khó có thể tính trước khi cho con đi du học?

international leadership of texas
Trường trung học international leadership of texas – Top 76 / 3200 trường tại Mỹ

Hãy liên lạc với American Dream.

Chúng tôi không chỉ là dịch vụ du học Mỹ. Chúng tôi là các chuyên gia có 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ đồng hành với con của bạn trong suốt thời gian học tập ở Mỹ. Chúng tôi và các đối tác sẽ chăm sóc con bạn không chỉ ở trường mà cả ngoài giờ học. Công việc của chúng tôi không chỉ giúp con bạn lấy được visa du học Mỹ mà còn giúp con bạn chọn trường và chương trình học phù hợp nhất với mình, giúp con bạn tránh các rủi ro trong sinh hoạt và học tập tại Mỹ.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Anh Thư

Trong bài viết có sử dụng một số ví dụ du học Anh của Nguyen Thu Hien

Nguồn: http://vietnamnews.vn/talk-around-town/233644/studying-abroad-is-double-edged-sword.html

Thông tin liên hệ:

Trung tâm tư vấn Du học Mỹ
Tầng 2, Tòa nhà Fedico, 28 Phùng Khắc Khoan,
Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
Hotline : 0903305160
Email : info@americandream.edu.vn